Lịch sử biên soạn Đại Nam thực lục

Gia Long cho chuẩn bị viết bộ sử ngay sau khi tuyên bố làm hoàng đế. Nhưng nhiều tại liệu bị mất mát trong cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn.[7] Năm 1811, Gia Long lại ban lệnh thu thập các tài liệu lịch sử.[8]

Mãi tới triều Minh Mạng, Quốc sử quán mới được thành lập (1821) để ghi chép biên niên sử hoàng gia. Nguyễn Văn Nhơn giữ chức Tổng tài , còn Trịnh Hoài Đức làm Phó tổng tài. Bản thảo bộ sử hoàn thành năm 1824.[9][10]

Năm 1830, một đoàn sứ giả Đại Nam sang chầu nhà Thanh, Trung Quốc. Đoàn sứ thần có một nhiệm vụ bí mật: tìm cách mang về bộ sử Minh thực lục. Dường như đoàn sứ giả Đại Nam đã mang về được bộ sử Minh triều vào năm 1833.[11] Tiếp đó, Minh Mạng cho viết lại bộ bản thảo trước kia dựa theo phong cách của Minh thực lục. Phiên bản mới của bộ sách sử được dâng lên cho nhà vua năm 1835. Là một người tinh thông Hán học, Minh Mạng không hài lòng với chất lượng của bộ sử; sau đó, nhà vua trực tiếp tu chỉnh nó.

Như một kiểu kiểm duyệt, các vị vua Đại Nam (gồm Minh Mạng, Thiệu TrịTự Đức) trực tiếp tham gia vào việc viết và tu bổ bộ sách.[12] Quy định kiểm duyệt này tới sau khi vua Tự Đức mất mới chấm dứt.[13]

Về độ xác thực, vua Tự Đức chỉ dụ:

...Đã gọi là Thực lục, thì các việc cứ thực mà chép, cho có trước sau thứ tự, mới là tín sử.[14]